Last Kill.....

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

––––•(-• (Last † Kill) •-)•––––


    Câu 2: Chủ chương đấu tranh giai đoạn (1939-1945)

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 58
    Join date : 05/05/2011
    Age : 32

    Câu 2: Chủ chương đấu tranh giai đoạn (1939-1945) Empty Câu 2: Chủ chương đấu tranh giai đoạn (1939-1945)

    Bài gửi  Admin Mon May 30, 2011 8:41 am

    • Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
     Tình hình thế giới và trong nước
     Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:
    Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trong đó Pháp là nước tham chiến. Chính phủ Pháp thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa.
    Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp và Chính phủ Pháp đã đầu hàng. Ngày 22-6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
     Tình hình trong nước:
    - Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động: thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng cường vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn.
    - Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Chịu cảnh “một cổ hai tròng” đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp, Nhật và tay sai phản động ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
     Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
    Thể hiện qua:
     Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939)
     Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11-1940)
     Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) - quan trọng nhất
    Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, BCH Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
     Một là, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
    Tạm gác khẩu hiểu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiều “tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo” chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
     Hai là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương:
    Ở Việt Nam, Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.
     Ba là, quyết định phải xúc tiến ngay công tác khởi nghĩa vũ trang:
    Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. Để khởi nghĩa vũ trang đi đến thắng lợi cần phải phát triển lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng.
    Hội nghị cũng chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
     Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
    - Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo BCH Trung ương Đảng đã giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy.
    - Đường lối đúng đắn gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Chủ trương đúng đắn của Hội nghị thực sự là kim chỉ nam đối với hoạt động của Đảng cho tới thắng lợi cuối cùng năm 1945.
    - Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh tuyên bố ra đời. Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điều cụ thể để thực hiện 2 điều cơ bản là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo phong trào đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Phong trào Việt Minh phát triển mạnh nhất ở Bắc Kỳ sau đó lan rộng tới Trung kỳ và Nam kỳ.
    - Chuẩn bị về lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng: Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), đội du kích Bắc Sơn được duy trì và đổi tên thành Cứu Quốc quân. Ngày 22-12-1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ở Nguyên Bình (Cao Bằng) do đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân phát triển mau chóng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng cơ sở cách mạng, thúc đẩy và cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước. Đảng và Hồ Chí Minh chỉ đạo việc thành lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng Năm 1943, Đảng công bố Đề cương Văn hóa Việt Nam
    - Khẳng định Văn hóa là một trong ba mặt trận cách mạng do Đảng lãnh đạo, tiến tới xây dựng nền văn hóa mang 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng. Song song với việc lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp - Nhật. Đảng đã dày công chuẩn bị lực lượng trên cả ba phương diện lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng, văn hóa tư tưởng để tiến tới giải phóng dân tộc khi thời cơ đến.
     Đảng phát động tổng khởi nghĩa chính quyền trong cả nước.
    - Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh, quân Pháp & chính phủ than Nhật hoang mang cực độ tình thế cách mạng trực tiếp xuất hiện. Các điều kiện cho 1 cuộc tổng khởi nghĩa đã chín muồi tuy nhiên theo quyết định của phe đồng minh sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc thì các nước đồng minh sẽ đem quân vào các nước Đông Dương cướp đoạt & rải rác vũ khí của quân Nhật vì vậy vấn đề giành chính quyền được đặt ra như 1 cuộc chạy đua nước rút với quân đồng minh vào Đông Dương, Ngày 13-8-1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào- Tuyên Quang đã quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong nước từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào tán thành quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền của TW Đảng. Lập ủy ban dân tộc giải phóng di HCM làm chủ tịch. HCM gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đêm sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
    - Chuyển biến cách mạng tháng 8: ngày 14-8 quân giải phóng chính quyền ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu từ ngày 14 đến 18 giành chính quyền ở Bắc Giang, Hải Dương, Phúc Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thái Bình ngày 19-8 giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội. Ngày 23-8, giành chính quyền ở Huế ngày 25-8 giành chính quyền ở Sài Gòn, ngày 28-8 tỉnh cưới cùng giành được chính quyền trong cả nước là Hà Tiên.
    - Ủy ban dân tộc giải phóng tự cải tổ thành chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hòa như vậy chỉ trong vòng 15 ngày chúng ta đã giành được chính quyền trong cả nước chính quyền thực sự thuộc về nhân dân. Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại thoái vị & giao nộp ấn, kiếm, áo bào cho đại diện chính phủ lâm thời. Ngày 2-9 tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc bảng tuyên ngồn độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào nước VN dân chủ cộng hòa ra đời.

      Hôm nay: Thu May 09, 2024 6:35 am