Last Kill.....

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

––––•(-• (Last † Kill) •-)•––––


    Câu 2: Mục tiêu, quan điểm, chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới.

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 58
    Join date : 05/05/2011
    Age : 32

    Câu 2: Mục tiêu, quan điểm, chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới. Empty Câu 2: Mục tiêu, quan điểm, chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới.

    Bài gửi  Admin Mon May 30, 2011 8:49 am

    • Mục tiêu: nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xhcn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân xây dựng & hoàn thiện nền dân chủ xhcn bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
    • Quan điểm:
    - Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
    - Đổi mới tổ chức & phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước & phát huy quyền làm chủ của nhân dân làm cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả hơn & phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường & sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
    - Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa chọn lọc, có bước đi hình thức & cách làm phù hợp.
    - Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nhằm tạo ra sự phát triển vận động, thúc đẩy xã hội tiến bộ & phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
    • Chủ trương:
    - Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị, tại Đại hội 10 của Đảng đã khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân của nhân dân lao động & của cả dân tộc Việt Nam là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động & của cả dân tộc.
    - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: là sự khẳng định & thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yêu lịch sử. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực của nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm sau đây:
     Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
     Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
     Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
     Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
     Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.
    - Xây dựng Mặt trận tổ quốc & các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hoá xã hội an ninh, quốc phòng.

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 10:01 pm